Trong những phong cách thiết kế nội thất, có một phong cách thiết kế luôn toát lên vẻ lạnh lùng, cũ kĩ, thô ráp,... đó là phong cách thiết kế nội thất Công Nghiệp. Trong bài viết này, AZ Decor sẽ cùng bạn tìm hiểu sâu về sự hình thành cũng như những nét thú vị của phong cách này.
Sự hình thành của phong cách thiết kế nội thất Công Nghiệp
Đầu tiên, chúng ta hãy duyệt qua một vòng lịch sử hình thành của phong cách Công Nghiệp. Phong cách Công Nghiệp được hình thành và phát triển vào đầu thế kỷ 20. Đến cuối cuộc cách mạng công nghiệp thứ hai, xu hướng toàn cầu hóa đã trở nên rõ rệt hơn, các nhà máy Tây Âu đóng cửa hàng loạt, kết quả là những nhà xưởng trống này bị bỏ bê. Theo thời gian, dân cư trong thành phố ngày càng đông đúc hơn, dẫn đến việc thiếu không gian sống vì thế việc di chuyển dân cư vào các nhà xưởng bị bỏ hoang để sống là việc làm hợp lý lúc bấy giờ.
Thay vì che giấu “quá khứ công nghiệp” của các các nhà máy này thì các kiến trúc sư và cư dân lại thích làm nổi bật nó. Các bức tường xuống cấp, lộ gạch, trần nhà thô và cửa sổ kính lớn là những bằng chứng để lại cho quá trình sử dụng trước đây của nhà máy này. Kết quả là phong cách thiết kế nội thất Công Nghiệp đầy tính cách được hình thành.
Các yếu tố tiêu biểu của phong cách thiết kế nội thất Công Nghiệp
Mỗi phong cách thiết kế nội thất đều có các yếu tố cụ thể riêng, ví du: phong cách thiết kế nội thất Bắc Âu (Scandinavian) thường thích màu sắc ánh sáng và vật liệu tự nhiên, phong cách Tối giản (Minimalism) lại ưa chuộng sự đơn giản, tiện nghi hướng đến tính công năng. Phong cách thiết kế nội thất Công Nghiệp lại khác.
Tường gạch thô
Không cần sử dụng các các thủ thuật thẩm mỹ trong phong cách thiết kế nội thất Công Nghiệp. Trong hầu hết các trường hợp, sự nhấn mạnh thường tập trung vào các cấu trúc trần, kể cả các bức tường không hoàn thiện, lộ gạch. Những viên gạch đỏ làm tăng thêm màu sắc cho nội thất và tạo ra một không gian ấm áp hơn.
Sàn bê tông hoặc sàn gỗ
Bạn sẽ không thường thấy vật liệu gạch ceramic bóng nhoáng trong phong cách thiết kế nội thất Công Nghiệp, thay vào đó là việc sử dụng các loại sàn bê tông mà độc đáo hơn nữa là sự chưa hoàn thiện của chúng. Có nhiều sự lựa chọn màu sắc trong chất liệu sàn bê tông. Sàn gỗ cũng thường thấy trong phong cách thiết kế nội thất này.
Trần mở, dầm và ống
Phong cách thiết kế Công Nghiệp là một phong cách thiết kế nội thất tương đối rẻ vì trần nhà cũng được để trần. Các cột bê tông, dầm thép cũng như các ống thông gió không được giấu đi mà thay vào đó là chúng sẽ được nhấn mạnh. Trần nhà thường được sơn màu đen để tăng thêm cảm giác có chiều sâu hoặc hơi che giấu mọi thứ.
Cửa sổ lớn bằng thép
Phù hợp với quá khứ công nghiệp của các nhà máy, những chiếc cửa sổ lớn được dùng để thoáng khí, là nơi trao đổi không khí giữa môi trường trong lành bên ngoài với môi trường ô nhiễm bên trong các nhà máy. Các cửa sổ thường được làm bằng, những cửa sổ này thường khá lớn, cho phép nhiều ánh sáng và không khí được dễ dàng lưu thông.
Không gian mở
AZ Decor đã đề cập đến khái niệm "không gian mở" trong bài viết nói về phong cách thiết kế Hiện Đại, trong phong cách thiết kế nội thất Công Nghiệp cũng vậy. Các nhà máy thường được sử dụng với tối đa không gian bên trong, đối với một số trường hợp có thiết kế thêm gác xếp nhằm tận dụng hầu hết các khoảng trống trong không gian, đó là lý do mà không gian mở được áp dụng trong phong cách thiết kế này.
Chỉ cần nghĩ về một bàn cà phê làm bằng gỗ pallet cũ hoặc một tủ kim loại cổ điển mà lớp sơn đã được cạo ra hay một số đồ nội thất cũ cũng đã là một ý tưởng tốt để trang trí một ngôi nhà theo phong cách thiết kế nội thất Công Nghiệp.
Trang trí giới hạn
Các trang trí trong phong cách thiết kế nội thất này thường được so sánh với các yếu tố cần thiết có nghĩa ở đây bạn sẽ không tìm thấy hàng trăm cây, khung, bức tượng nhỏ, chậu ... mà thay vào đó, chỉ cần một vài thôi là đủ.
Cầu thang và lan can bằng thép đơn giản
Khái niệm "không gian mở" áp dụng cho chiều dài, chiều rộng và chiều cao của không gian. Thường thì các kiến trúc sư thiết kế một căn hộ duplex mở, trong đó các tầng được kết nối với nhau bằng các cầu thang thép đơn giản. Sẽ không có các kiểu cầu thang trang nhã bằng gỗ trong phong cách này. Các lan can thường rất đơn giản và góc cạnh.
Chiếu sáng công nghiệp
Có một yếu tố khá quyết định mà chúng ta chưa thảo luận ở đây đó là ánh sáng. Ánh sáng trong phong cách thiết kế Công Nghiệp là yếu tố tạo nên sự đặc biệt và khác biệt trong phong cách nội thất này. Ánh sáng thường là loại ánh sáng vàng để tăng độ ấm áp cho không gian.
Trên đây là một vài kiến thức về phong cách thiết kế nội thất Công Nghiệp, AZ Decor hy vọng qua bài viết này các bạn sẽ có thêm nhiều ý tưởng hay để thiết kế cho ngôi nhà, căn hộ hoặc căn phòng cho riêng mình. Hãy đến với AZ Decor để có thêm nhiều kiến thức khác về thiết kế nội thất.
Trụ sở Miền Nam
Showroom: 230 Tô Hiến Thành, Quận 10, TPHCM
Hotline: 0908.909.056 - 0919.741.981
Email: nanovnn@gmail.com
Chị Thảo Lam Tân Uyên - Bình Dương đã mua sản phẩm
ĐÁNH GIÁ SẢN PHẨM