Nếu bạn muốn tìm hiểu thêm về phong cách thiết kế nội ngoại thất công nghiệp (Industrial Style) thì tại đây chúng tôi sẽ cung cấp cho bạn cái nhìn tổng quan về hình thức trang trí phổ biến này.
Thiết kế nội thất công nghiệp thường gắn liền với hình thức văn phòng, công trình công cộng như quán cafe, nhà hàng muốn mang đến trải nghiệm mới mẻ cho người sử dụng. Tuy nhiên, bạn hoàn toàn có thể sử dụng các yếu tố của phong cách nội thất này cho bất kỳ hình thức nhà ở dân dụng nào như nhà phố, biệt thự và căn hộ.
Chắc hẳn bạn đã không ít lần thấy những ngôi nhà hiện đại với các yếu tố thiết kế công nghiệp làm điểm nhấn hoặc những ngôi nhà Scandinavian mang đậm mùi vị gió biển với những nét chấm phá của phong cách công nghiệp. Điều này cho thấy việc có thể kết hợp phong cách công nghiệp với nhiều sở thích trang trí khác nhau. Bạn không cần phải sử dụng phong cách công nghiệp hoàn toàn để có được các yếu tố của phong cách này trong ngôi nhà của mình.
Đặc trưng của phong cách thiết kế nội ngoại thất công nghiệp
Dưới đây là các yếu tố chính của hình thức trang trí công nghiệp mà bạn sẽ thường gặp nhất.
Tường gạch trần
Những bức tường gạch trần để lộ ra ngoài mang lại cảm giác mộc mạc và đặc trưng như một nhà máy. Trong khi hầu hết các ngôi nhà hiện đại đều có tường tô trát và sơn nước cùng với trần thạch cao thì những bức tường gạch lộ thiên đã mang đến nét phá cách ấn tượng cho nhiều công trình kiến trúc.
Kim loại & Gỗ
Gỗ mộc và kim loại lộ ra ngoài là sự kết hợp chủ đạo trong thiết kế đồ nội thất công nghiệp. Bạn có thể tìm thấy bất kỳ phong cách nội thất nào với những phần này được trộn với nhau để tạo ra một thiết kế công nghiệp tuyệt đẹp.
Hệ thống đường ống
Để các yếu tố thô sơ của một không gian công nghiệp là chìa khóa. Để có được sự rung cảm của nhà máy, điều quan trọng là phải thể hiện những nét đặc sắc của không gian mà bạn đang làm việc! Phô bày các dầm thép và đường ống sẽ mang lại cho không gian một diện mạo "chưa hoàn thiện", chính xác là sự rung cảm công nghiệp mà bạn muốn.
Một chút đồ cổ
Nội thất công nghiệp thường lấy cảm hứng từ thiết kế cổ điển vintage hay retro. Những món đồ mang đến nét cổ xưa, hoài niệm với những dấu ấn thời gian độc đáo.
Màu sắc kim loại
Bạn sẽ hiếm khi tìm thấy màu sắc đậm và sáng trong một không gian công nghiệp. Bạn có thể tìm thấy một số màu nâu và xanh nước biển đậm, nhưng nếu không thì hãy chọn bảng màu kim loại như bạc, xám và vàng.
Da sờn
Da sờn là chìa khóa để tăng thêm chút ấm áp cho một không gian công nghiệp bằng kim loại lạnh lẽo khác. Bạn sẽ thường thấy rất nhiều ghế sofa da màu nâu ấm trong phòng khách công nghiệp.
Đèn trần thô sơ
Khi nói đến chiếu sáng công nghiệp, bóng đèn dây tóc là vua! Trong ký ức của tất cả chúng ta, hình ảnh chiếc bóng đèn dây tóc đặc trưng trước khi có sự xuất hiện của bóng đèn huỳnh quang mang tính khơi gợi cảm xúc mãnh liệt.
Đèn lồng
Chiếu sáng lồng là một xu hướng chiếu sáng công nghiệp phổ biến khác. Loại ánh sáng này bao bọc các thanh kim loại xung quanh bóng đèn để tạo thành một "cái lồng" xung quanh nó.
Không gian mở
Vì thiết kế nội thất công nghiệp được lấy cảm hứng từ các nhà kho và nhà máy lớn, có nghĩa là những ngôi nhà này sẽ có bố cục mở để cho phép di chuyển tự do. Không gian rộng rãi với các tầng mở rộng hoạt động tốt nhất để tạo bố cục mở trong ngôi nhà của bạn
Dụng cụ nấu ăn bằng đồng
Những chiếc xoong nồi bằng đồng sẽ giúp bạn tạo ra chất công nghiệp ấm áp đó trong căn bếp của mình. Dụng cụ nấu nướng và đồ dùng nhà bếp bằng đồng cũng mang đến sự rung cảm cổ điển quyến rũ cho nhà bếp công nghiệp của bạn.
Bê tông trần
Cuối cùng, sàn và tường bê tông trần là các yếu tố rất đặc trưng trong những ngôi nhà thiết kế theo phong cách công nghiệp. Bê tông thường có màu xám đen và hoạt động tốt với các kim loại và gỗ khác nhau. Có thể mài nhẵn hoặc giữ lại hiệu ứng bề mặt thô ráp để mang đến nét mộc mạc cho không gian.
Cửa sổ khung đen
Cửa sổ kích thước lớn sử dụng kính kết hợp khung sắt sơn đen là nét đặc trưng mang đến vẻ đẹp hiện đại cho không gian sống. Đây là hình ảnh quen thuộc mang tính nhân diện của những nhà máy công nghiệp muốn tận dụng ánh sáng tự nhiên và giúp không gian nhận được nguồn năng lượng tích cực.
Đến đây, AZ Decor hy vọng bài đăng này đã giúp bạn tìm hiểu thêm về phong cách thiết kế nội ngoại thất công nghiệp (industrial style), và làm thế nào để có được diện mạo công nghiệp sang trọng của nhà máy trong chính ngôi nhà của bạn!
Trụ sở Miền Nam
Showroom: 230 Tô Hiến Thành, Quận 10, TPHCM
Hotline: 0908.909.056 - 0919.741.981
Email: nanovnn@gmail.com
Chị Thảo Lam Tân Uyên - Bình Dương đã mua sản phẩm
ĐÁNH GIÁ SẢN PHẨM