Indochine mang nét lãng mạn của Pháp và vẻ đẹp dịu dàng truyền thống của các nước Đông Dương được hòa quyện với nhau mang đến phong cách Indochine rất độc đáo. Phong cách này ngày càng được những người có gu để ý và mê mẩn vì không chỉ vì dấu ấn thời gian được thể hiện trong những mẫu thiết kế hay sự uy nghi đồ sộ mà kiến trúc Đông Dương còn giúp chúng ta “sống lại” trong một bầu trời mới, một Việt Nam rất xưa và rất riêng.
Indochine – Phong cách Đông Dương hòa trộn giữa bản sắc của Việt Nam và phong cách Tân Cổ điển của Pháp. Sự kết hợp tinh tế và đặc sắc giữa 2 nên văn hóa Đông – Tây khác biệt tạo nên một phong cách mới với quan điểm mỹ thuật, thể hiện được tinh hoa, bản sắc và bề dày lịch sử.
Nội thất mang phong cách Đông Dương có những đặc điểm và dấu ấn riêng. Ngoài vấn đề thẩm mỹ, còn đáp ứng và phù hợp với tập quán sinh hoạt và khí hậu nhiệt đới, nóng ẩm ở Việt Nam: Từ cách sử dụng màu sắc, các sử dụng vật liệu, hình dáng các trang thiết bị,…
Hiện nay phong cách Đông Dương chọn lọc những chi tiết trang trí thể hiện đậm chất truyền thống Việt cổ, đơn giản và tinh tế, dễ dàng ứng dụng trong thực tế mà không khiến không gian trở nên nặng nề.
1. Màu sắc:
2. Chất liệu:
3. Họa tiết, hoa văn :
Yếu tố mỹ thuật truyền thống Việt Nam được thể hiện rõ trong các hoa văn, họa tiết và tạo ra những đặc trưng riêng của phong cách Đông Dương. Hoa văn họa tiết được thể hiện từ thời Đông Sơn với những đường nét kỷ hà đơn giản cách điệu từ hoa lá, cách thể hiện tỷ mỉ và chi tiết đến thời An Nam.
Họa tiết Kỉ Hà: Họa tiết mắc lưới hình thoi, dài ngắn khác nhau, cạnh thẳng hơi cong nhẹ, họa tiết mắc lưới lục giác giống vảy trên mai rùa. Họa tiết mắc lưới không đều. Họa tiết mắc lưới tam giác, có hình chữ nhân… được sử dụng trong các đồ vật trang trí một cách hài hòa.
Họa tiết hình chữ nhật: Họa tiết gồm các chữ Hán: Phúc, Lộc, Thọ, Hỷ, được cách điệu đơn giản, liền nét theo đường kỷ hà, đan xen chồng lớp, nằm gọn trong một ô vuông hoặc tự do theo nét.
Họa tiết tĩnh vật : Trái châu (thường thấy ở nóc đền chùa), họa tiết gồm trái châu và hai con rồng cách điệu ở 2 đầu góc mái.
Bát bửu: Nhiều hình tĩnh vật, bộ bát bửu thường thấy gồm: quả bầu, quạt, gươm, đàn, quyển sách, bút, cây sao, phất trần
Họa tiết hoa lá, dây lá, quả: Họa tiết là biểu tượng 4 mùa “Tứ quý” gồm: Tùng, cúc, trúc, mai, sen
Họa tiết hình thú: Họa tiết này sẽ dùng những con vật mang lại sự may mắn theo quan niệm của người Việt, thông thường những họa tiết này không đứng một mình mà kết hợp với các họa tiết kỷ hà, hình chữ, hồi văn. Trong đó, họa tiết Tứ linh: Long-Lân-Quy-Phụng được sử dụng nhiều nhất, ngoài ra còn có cọp, sư tử, dơi, cá,..
Phù điêu, tượng tròn truyền thống Việt Nam: Phù điêu là loại một trong những loại hình quan trọng của điêu khắc, đây là hình thức sáng tác nghệ thuật bằng cách đắp nổi hoặc khoét lõm với chiều dài, rộng là thực còn phần nổi Đông Dương, nghe tên đã thấy có nét đẹp của phương đông gần gũi với đồng bào nước Việt Nam ta.
Phù điêu tượng tròn champa : Tương tự như phù điêu truyền thống của Việt Nam, các bức phù điêu tượng tròn Chămpa cũng khắc những nét đặc trưng và góp phần làm hoàn thiện nền mỹ thuật Việt Nam. Chủ đề của phù điêu Chăm pa xoay quanh thần voi, sư tử, chim thần Garuda, vũ nữ Apxara, thần Visnu, thần Siva,…
Nội thất trong phong cách Đông Dương
Ngày nay, chúng ta vẫn gặp phong cách Đông Dương trên những con phố, góc nhà của Phố cổ, Hội An hay Huế. Nó vẫn giữ được những dấu ấn riêng, mang trong mình vẻ thanh lịch và xưa cũ mà tiện dụng, giản đơn mê đắm lòng người.
Trụ sở Miền Nam
Showroom: 230 Tô Hiến Thành, Quận 10, TPHCM
Hotline: 0908.909.056 - 0919.741.981
Email: nanovnn@gmail.com
Công ty Nam Anh Gò Vấp đã mua sản phẩm
ĐÁNH GIÁ SẢN PHẨM